Giải pháp TIGODOO là gì?

Giải pháp hợp lý cho doanh nghiệp - Streamlined Solutions for Enterprise

Bạn cần giải pháp? Liên hệ ngay! 

Odoo là phần mềm, là giải pháp hay công cụ ?

Đã từng có so sánh Odoo với các phần mềm ERP nguồn đóng (SAP, Oracle, Dynamics...). Tuy nhiên Odoo không phải chỉ là phần mềm ERP. Do đặc điểm là nguồn mở (open source), Odoo đã có sự tiến hóa mạnh mẽ, trở thành nền tảng khung (framework) cũng như là nền tảng công cụ (Tools) để tạo ra mọi giải pháp cho doanh nghiệp.

Mỗi giải pháp sinh ra từ Odoo, chúng tôi gọi đó là TIGODOO. Giải pháp này là sự kết hợp từ Odoo với các nguyên tắc phát triển liên tục, tinh gọn, linh hoạt của chúng tôi.


Khi ERP trở thành phong trào "bình dân học vụ"  

Odoo - nền tảng vững chắc tạo nên hàng ngàn giải pháp cho Doanh nghiệp. Tại TIGO, chúng tôi triển khai cho trên 20 khách hàng giải pháp "ERP for school". ERP đã đi vào tâm trí của người dùng giống như thuở sơ khai của Word/Excel cách đây 20 năm.



Hệ sinh thái giải pháp

TIGODOO là bộ ứng dụng kinh doanh toàn diện bao gồm Quản lý bán hàng, Quản lý quan hệ khách hàng (CRM), Quản lý dự án, Quản lý kho, Quản lý mua hàng, Quản lý nhân sự, Lập kế hoạch nguồn lực sản xuất... Trên 10,000 mô-đun có sẵn, trong đó 46 modules là CỐT LÕI.

Giá cả hợp lý

Nhờ việc không mất phí bản quyền nên triển khai TIGODOO  có giá thành rất phải chăng. Chúng tôi cung cấp 2 mô hình triển khai: đám mây và tại chỗ (On-Premise). TIGODOO  là nhà cung cấp duy nhất cung cấp dịch vụ chuyển đổi số cho DN với mức phí cố định và bình dân.

Mở rộng không giới hạn

Cách tiếp cận mô-đun độc đáo của TIGODOO cho phép khách hàng bắt đầu với một ứng dụng và thêm dần các mô-đun khác sau (dùng đến đâu trả phí đến đó - Pay As You Go) . Khách hàng chỉ phải trả tiền cho những mô-đun cần thiết để tránh phải triển khai một hệ thống quá lớn, tốn kém và lãng phí.

Công nghệ hàng đầu

Không giống như nhiều ứng dụng ERP khác, TIGODOO với nền tảng Odoo làm lõi, sử dụng các công nghệ đang đứng top số 1 thế giới hiện nay như Python, Javascript và PostgreSQL. Nền tảng này cũng tận dụng sức mạnh của trình duyệt, các thư viện AI và kết nối với API của hàng nghìn hệ sinh thái khác trên thế giới.

Tạo app dễ dàng

TIGODOO cho phép bạn tùy chỉnh giao diện người dùng, trang tìm kiếm, báo cáo động ... chỉ trong vài click chuột. Bạn không cần là dân CNTT, chúng tôi sẽ đào tạo bạn trở thành chuyên gia "drag & drop" để tạo ra bất cứ app nào trên phân hệ Odoo Studio (nền tảng trực quan kéo thả không cần lập trình - Low Code). Ngoài ra nền tảng cung cấp cả 2 ứng dụng trên Web và Mobile. 

Cam kết lớn

Tiếp nối các câu chuyện thành công từ cách mạng nguồn mở, Odoo đang viết nên trang sử mới cho ERP nói chung và chuyển đổi số nói riêng. Ngoài ra phần mềm được xuất bản theo giấy phép của AGPL licence và AGPL + Private License. Điều này sẽ giúp bạn tránh khỏi các nhà cung cấp độc quyền. Còn gì tuyệt với hơn khi cả thế giới đừng sau bạn!

Hợp Tác - Đồng Hành - Phát Triển

Thống kê: Hơn 50 khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa (SB, SME) trải nghiệm 5-10 mô-đun. Trên 30 doanh nghiệp quy mô trung bình và khối cơ quan (Corporate, SOE, MNC) trải nghiệm 10-20 mô-đun. 20% tổng số khách hàng đề xuất tùy chỉnh thêm theo đặc thù ngành (dọc).

Đăng Ký Trải Nghiệm Ngay

Ưu tiên tăng trưởng (Grow)

Odoo Core là lựa chọn phù hợp với các mô hình Startup hoặc các ngành kinh doanh ngắn hạn. Lần đầu triển khai Odoo, cần ít nhất 10-20 mô-đun cốt lõi để bứt phá, tăng tốc.

Mở rộng quy mô (Scale-Up)

Odoo Expansion là lựa chọn phù hợp với các doanh nghiệp đã có sự tăng trưởng ổn định, muốn mở rộng quy mô. Doanh nghiệp tự tin đã có đủ nguồn lực vận hành và trải nghiệm cần thiết để mở rộng 20-30 mô-đun.

Ổn định nền tảng (Scale-Out)

Odoo Customization là lựa chọn để tùy chỉnh, may đo các giải pháp đặc thù ngành dọc (bespoke solution), hoặc cần nâng cấp các mô-đun theo độ sâu cấp 2, 3...

Chuyển đổi số cho doanh nghiệp với Odoo platform - quy trình 7 bước cơ bản

 


Quy Trình Triển Khai TIGODOO

Tại TIGO, chúng tôi thiết kế quy trình triển khai theo 10 giai đoạn, mỗi giai đoạn diễn ra từ 2-3 tuần. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả cho các doanh nghiệp chưa xác định rõ yêu cầu thực tế. Với sự chuyên nghiệp của đơn vị tư vấn TIGO, các vấn đề then chốt (pain points) của doanh nghiệp được giải quyết từng bước, đạt kết quả cụ thể sau mỗi giai đoạn.


Quy trình triển khai Odoo ERP là giải pháp toàn cầu của chúng tôi

(Kích chuột lên ảnh để xem đầy đủ hình gốc)


TIGO CONSULTING: Các câu hỏi phổ biến FAQ

 Những câu hỏi tốt nhất, phù hợp nhất và thực tế nhất được chúng tôi chia sẻ công khai tại đây.

Nếu chỉ vận hành nội bộ thì số lượng users có thể lên tới 1000, bao gồm cả online và offline. Quan trọng nhất là "active users" với tần suất
truy cập ít nhất 1 lần mỗi ngày thì với 100 người truy cập đồng thời hoặc là liên tiếp trong 30 phút (concurrency), máy chủ có cấu hình
trung bình hoàn toàn có thể đáp ứng được khả năng chịu tải. Phương án tối ưu nhất là thiết kế 2 máy chủ: Một máy để chạy Web server và
một máy cho Database Server. Với 2 phương án này thì 2 máy chủ có thể hỗ trợ cảnh báo cho nhau nếu 1 trong 2 máy dừng hoạt động. Nói một cách
khác thì cụm máy chủ phải có khả năng tự cảnh báo các sự cố giữa các node trong hệ thống, qua đó đảm bảo Admin sẽ kịp thời khắc phục
sự cố máy chủ trong vòng 10 phút.

  1. Thiết kế kiến trúc Load Balancing để điều hướng dữ liệu được tối ưu nhất. Kết hợp chia tải cứng và chia tải mềm để cân bằng giữa 2 luồng dữ liệu vào ra được tối ưu nhất.
  2. Ưu tiên cho các tình huống truy cập động thời (concurrency) hoặc nhiều users cùng truy cập một form dữ liệu.
  3. Dữ liệu phải được chia bó (batch) để load từng phần (Click to Load More, Load More Data On Scroll). Đối với các công thức tính toán 
  4. iểm phức tap, cần phải xây dựng các cron jobs trên hệ thống riêng (chạy ngầm) chuyên xử lý các tác vụ tính toán độc lập với phần mềm Web (là đầu ra cuối cùng của dữ liệu).
  5. Để cải thiện tốc độ xử lý nhanh dữ liệu thì bên cạnh Full Detail Form còn có tính năng Quick Edit để users có thể nhập liệu tốc ký (theo nguyên tắc: Notes trước, Details sau).
  6. Tốc độ load dữ liệu trên thiết bị di động: Dữ liệu load lên UI phải được tối ưu phù hợp với từng màn hình (mô hình Apdaptive Web Design).

  1. Nếu hệ thống chỉ vận hành nội bộ hoặc giữa các chi nhánh với nhau thì nên giới hạn truy cập trong mạng VPN, trừ các trang "public" dành cho học viên tra cứu điểm thi và các thông tin khóa học.
  2. Đối với giáo viên và giáo vụ, nếu muốn mở một số chức năng để truy cập public (thí dụ truy cập ở nhà) thì bổ sung tình năng xác minh bằng mã token riêng, hoặc một mã ngắn passcode để hạn chế truy cập trái phép vào thiết bị (phone, tablet...).
  3. Các nhóm dữ liệu quan trọng phải được mã hóa trong Database. Các hoạt động thay đổi (thí dụ chỉnh sửa điểm) phải được lưu vào history log.
  4. Các update quan trọng được thiết lập với workflow đặc biệt nhằm phát ra cảnh báo sớm, thí dụ gửi vào email cho các quản lý trực tiếp hoặc cán bộ phụ trách cấp cao. Đề xuất chức năng "Add followers" để phục vụ công tác theo dõi và giám sát hiệu quả hơn.
  1. Nếu có tình huống cao điểm khi có tới hàng trăm cán bộ thao tác liên tục, thí dụ sau khi kỳ thi kết thúc. Khi đó cần giải quyết bài toàn kiến trúc dài hạn hơn, chẳng hạn kiến trúc máy chủ dẫn đường HA Proxy, High Availibility for SQL, Failover Cluster.
  2. Các dữ liệu nhập trên UI Form cần được tự động backup cứ mỗi 5 phút (chuyển tạm xuống bộ nhớ đệm trình duyệt nhờ HTML5 Storage, lâu hơn 30p thì chuyển lên database lưu ở bảng tạm). Nhờ tính năng non-functional này, sẽ tránh được vấn đề mất mát dữ liệu trong khi đang nhập hàng trăm trường dữ liệu chưa kịp save (thí dụ sheet điểm số) và dễ dàng khôi phục khi có sự cố mất điện, mất mạng, low bandwidth, high latency ...
  1. Hệ thống quản lý đào tạo nên theo thiết kế hệ thống ERP vì phạm vị phục vụ là "nội bộ", hướng tới mục tiêu là "reducing costs" cho doanh nghiệp. Key actions bao gồm: Process data, Track workflows, Automatic Notify và Trigger Alerts.
  2. Trang Web được thiết kế mobile-friendly, được tối ưu với RWD (Responsive Web Design) và AWD (Adaptive Web Design).
  3. Mobile apps cũng cần được thiết kế tối giản, phục vụ chức năng tra cứu nhanh, không thiết kế các tác vụ phức tạp (phù hợp với PC Web hơn).
  4. Thông tin được thiết kế tối giản, và chỉ expand khi user muốn xem thêm chi tiết (Progressive Disclosure)
  5. Nội dung nên được phân loại thông minh (Categories, Tags) để dễ dàng tìm kiếm, lọc và đánh dấu. Đây chính là lợi thế của phần mềm so với sử dụng Excel.
  6. Chức năng Search: Đề xuất mở rộng phạm vi tìm kiếm ra toàn site (universal search bar). Users ko cần phải vào từng trang để tìm kiếm theo từng chủ đề.
  7. Hạn chế tối đa nhảy trang (jump between pages) hoặc phải reload Web page nhiều lần khiến cho data flows bị đứt quãng, rời rạc, thiếu sự liên thông.
  8. Cung cấp nhiều chế độ View để users có thể chọn cho phù hợp với nhu cầu từng thời điểm, thí dụ: Simple List View, Enhanced Grid View, Calendar-based View...
  9. Users phải có khả năng quản lý được các dữ liệu quan trọng của họ (Personalization) thì dụ có thể bookmark các thông tin, có thể lưu memo, có thể tìm lại thông tin đã xem trước đó (recenty viewed).
  10. Chức năng Notes/Comments rất quan trọng, tuy nhiên rất nhiều phần mềm bỏ sót chi tiết về loại dữ liệu phụ nhưng rất quan trọng này. Đề xuất đưa vào phần mềm quản lý điểm các chức năng social là Add Notes và Comments gắn với từng điểm số để dễ dàng follow-up hơn. Những phần mềm lớn trên thế giới đã từng tích hợp ý tưởng này thí dụ Zeplin.
  11. Ở phần lớn các phần mềm (trừ ERP), sự thiếu vắng các tính năng tra cứu tại chỗ (on-the-fly) trên GUI dẫn đến 1 vấn đề là: mỗi khi muốn xem dữ liệu tham chiếu phải mở một Browser Tab khác và sau đó type keyword trên công cụ search. Khá bất tiện, mất thời gian và user rất dễ nản và thường bỏ qua thao tác tra cứu, đối soát... Đề xuất thiết kế "pop-over" cho phép tra cứu thông tin tóm tắt ngay trên trang Web đang mở (tương tự wikipedia). Thông tin tra cứu nhanh được hiển thị trên Popup hoặc Tooltip.
  12. Gắn các thông tin quan trọng trên các form nghiệp vụ phức tạp, giúp đào tạo users tại chỗ làm quen nhanh chóng với các tính năng khó, thí dụ hiển thị hướng dẫn ngắn tại: Instructional Texts, Quick Helps, short videos...

Chú ý: Chỉ nên build UI/UX tối ưu dựa trên "pain points" thực sự của Doanh nghiệp. Không nên chạy theo thiết kế quá perfect dẫn đến tăng chi phí phát triển, tăng rủi ro về lỗi tiềm ẩn... Có những thiết kế rất đơn giản nhưng hiệu quả cao. Added values cũng cần phải xem xét và cân đối vì nhiều Values chỉ thực sự có giá trị ở 1 thời điểm nào đó trong tương lai.

  1. Không nên build quá nhiều tính năng trong version 1.0. Cần xem xét đưa vào các nâng cấp trong tương lai các tính năng thuộc dạng sau: "Phù hợp nhưng ít sử dụng", hoặc "Sử dụng thường xuyên nhưng ko phù hợp", "Tính năng hay nhưng ko nhiều added values" (nice-to-haves)
  2. Các hệ thống muốn nâng cấp dễ dàng thì phải có CORE tốt. Các tính năng CORE bắt buộc phải có như Phân Quyền, Quản lý Users/Groups, Security... Giữa CORE và Business Requirements (nghiệp vụ) không nên có sự chênh lệch lớn về tỷ lệ %. Nếu hệ thống có tới 80% là CORE , và 20% là nghiệp vụ thì hệ thống đó chưa thể đưa vào sử dụng được. Ngược lại chỉ 20% là CORE và 80% là nghiệp vụ thì phần mềm đem lại hiệu quả vận hành cao trong ngắn hạn, nhưng khó có khả năng mở rộng trong dài hạn.
  3. Toàn bộ kiến trúc dựa trên mô hình Micro-Services thay vì nguyên khối như trước đây. Mỗi hệ thống là một service, tương tác trực tiếp với nhau qua API hoặc gián tiếp với nhau qua các Database dùng chung. Ưu điểm của mô hình này là dễ bảo trì từng phần thay vì nâng cấp cả khối. Các chức năng độc lập như Reportings, Charts, Dashboard... hoàn toàn có thể build trên 1 hệ thống khác tách rời. Các chức năng nghiệp vụ cũng có thể tách rời thành 1 service như KPI điểm chuyên cần của học viên, KPI điểm chất lượng giảng dạy của giáo viên... Ngoài ra các chức năng hệ thống chạy ngầm (backup data, notifications, scheduled emailing...) cũng được tách ra làm 1 service riêng.
  4. Đối với các mobile apps, do đặc thù là app phục vụ nhu cầu tra cứu là chính nên layout đơn giản và chức năng tối giản nhất có thể. Đối với các tính năng tương tác 2 chiều giữa học viên với giáo viên, giáo vụ thì có thể sử dụng app bên ngoài như Zalo, Viber. Vì lý do đó, chúng tôi đề xuất mô hình hybrid apps, thí dụ nền tảng: Progressive Web Apps (PWAs) - hoạt động như môt mobile app mặc dù phần Core Techonogies là HTML/CSS/Javascript.
  1. Xây dựng Migration tool (có thể là SQL Scripting) để convert dữ liệu từ hệ thống cũ sang.
  2. Xây dựng các scheduler jobs để đồng bộ định kỳ và tự động giữa 2 hệ thống đối với những tập dữ liệu chung (thí dụ hồ sơ).
  3. Phát triển các API endpoints để đáp ứng các nhu cầu mở rộng.
  4. Nếu hệ thống cũ có chức năng Export Excel thì hệ thống mới cũng cần có chức năng Import Excel.

FAQ tham khảo từ: http://localhost:5033/pages/surveyquestions