Odoo là gì? Tại sao ngày càng nhiều doanh nghiệp triển khai và sử dụng Odoo trong vận hành kinh doanh của mình? Đây có lẽ là câu hỏi nhiều doanh nghiệp đang thắc mắc khi tìm đến Odoo cũng như tò mò về những lợi ích mà Odoo mang lại.
Odoo là gì?
Odoo là viết tắt của On-Demand Open Object, một dự án nguồn "mở" hướng tới tính linh hoạt, cho phép scale up/down theo yêu cầu.
Odoo tạo ra "cơn sốt" khắp thế giới trong vài năm gần đây, nhưng thực tế Odoo đã có lịch sử tồn tại 20 năm với vài lần đổi tên và nâng cấp nền tảng công nghệ mới nhất. Có thể nói Odoo mang đến một cuộc cách mạng thực sự cả trong trải nghiệm người dùng cũng như nền tảng công nghệ tuyệt vời đứng đằng sau. Hiện nay Mỹ, Châu Âu và khu vực Trung Đông là các thị trường lớn nhất của Odoo. Ở châu Á, Odoo rất thịnh hành ở Indonesia, Hồng Kông, Ấn Độ, Nhật Bản và Việt Nam
Lịch sử phát triển của Odoo
Tổng quan về phần mềm Odoo ERP
Odoo là một phần mềm ERP mã nguồn mở (open-source), nghĩa là khả năng tùy chỉnh và phát triển các tính năng của phần mềm này là vô hạn. Cụ thể hơn, ngoài các phân hệ hay module cơ bản của Odoo như HRM, POS, CRM, MRP (sản xuất), Quản lý kho, Quản lý chất lượng,… thì Odoo cho phép bạn hoàn toàn chỉnh sửa hay thêm bớt những tính năng hoặc tạo ra các phân hệ mới mà bạn mong muốn.
Ngoài ra, Odoo còn cung cấp các tính năng bảo mật cho các cộng đồng về công nghệ kinh doanh và phát triển phần mềm trên toàn thế giới.
Hiện nay, hệ thống ERP này có hơn 7,000,000 người dùng trên toàn thế giới, nhờ ưu thế về tầm nhìn kinh doanh rộng và giao diện người dùng thân thiện.
Odoo không chỉ là phần mềm
Rất nhiều người lầm tưởng rằng Odoo là phần mềm ERP, thay thế cho các phần mềm khác (SAP, Oracle...). Quan niệm này là sai lầm!
Odoo xuất phát điểm là giải pháp ERP cho thị trường ngách (TinyERP), hướng tới tính dễ sử dụng và thân thiện hơn với người dùng. Sau một thời gian dài hơn 10 năm, từ một chiếc kén là "TinyERP", phần mềm này đã phát triển thành một khung (framework), hình thành nên nền tảng (platform) để phục vụ tốt hơn nhu cầu ngày càng tăng của doanh nghiệp.
Odoo là nền tảng và hệ quy chiếu cho hàng ngàn giải pháp doanh nghiệp
Nhìn vào roadmap trên, chúng ta có thể Odoo là người bạn đồng hành tuyệt vời của Doanh nghiệp. Bất kể Doanh nghiệp là startup, công ty quy mô nhỏ..., Odoo có những giải pháp cho từng giai đoạn tăng trưởng của Doanh nghiệp.
Ưu tiên tăng trưởng (Grow)
Odoo Core là lựa chọn phù hợp với các mô hình Startup hoặc các ngành kinh doanh ngắn hạn. Lần đầu triển khai Odoo, cần ít nhất 10-20 mô-đun cốt lõi để bứt phá, tăng tốc.
Mở rộng quy mô (Scale-Up)
Odoo Expansion là lựa chọn phù hợp với các doanh nghiệp đã có sự tăng trưởng ổn định, muốn mở rộng quy mô. Doanh nghiệp tự tin đã có đủ nguồn lực vận hành và trải nghiệm cần thiết để mở rộng 20-30 mô-đun.
Ổn định nền tảng (Scale-Out)
Odoo Customization là lựa chọn để tùy chỉnh, may đo các giải pháp đặc thù ngành (bespoke solution), hoặc cần nâng cấp các mô-đun theo độ sâu cấp 2, 3...
Microsoft trước khi trở thành công ty hàng đầu phần mềm trên thế giới, họ đã là số 1 trong các ngách thị trường phần mềm soạn thảo (Word, Excel). Microsoft tiếp tục scale-up và cho ra đời hàng trăm sản phẩm phần mềm mới. Đến ngày nay chúng ta thấy Microsoft tiếp tục scale-out các sản phẩm dẫn đầu về các phần mềm văn phòng (Office 365, MS Teams...).
Odoo là Core cho các phần mềm nghiệp vụ quản trị doanh nghiệp, tương tự như Core Banking cho các khối ngân hàng tài chính
Ngày nay, sẽ là hoang đường nếu một doanh nghiệp IT hay một start-up xây dựng phần mềm ERP từ đầu, hay nói cách khác viết lại toàn bộ hệ thống quản trị doanh nghiệp với tất cả phân hệ từ các dòng code đầu tiên.
Không ai phát minh lại một bánh xe (re-invent the wheel). Không một công ty phần mềm nội (Việt Nam) nào đủ khả năng đánh bại các giải pháp phần mềm ngoại đang trong bảng xếp hạng Top như Odoo. Điều này giống như công việc tự sản xuất chip, vi mạch để cạnh tranh với các quốc gia phát triển !
Odoo giống như tủ thuốc cho doanh nghiệp
Odoo có hàng ngàn mô-đun và danh sách này sẽ tiếp tục mở rộng không ngừng. Với mỗi doanh nghiệp đang gặp vấn đề, có những "điểm nhức nhối" (pain points) hay các điểm đứt gãy trong quy trình, Odoo luôn có giải pháp cho từng vấn đề.
Thí dụ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, cấu trúc nhân sự còn đơn giản, giải pháp tinh gọn là chỉ một phân hệ Odoo HRM sẽ đáp ứng yêu cầu tối thiếu. Nhưng khi DN lớn mạnh, bộ máy hơn 100 nhân sự, thì cần đến giải pháp lớn hơn là Quản Trị Nguồn Vốn Nhân Sự (HCM - Human Capital Management). Odoo không có phân hệ có tên "HCM" nhưng với kinh nghiệm "bốc thuốc" của các đối tác Odoo, DN sẽ được cài đặt "tổ hợp" các phân hệ liên kết với Odoo HRM bao gồm:
Odoo Timesheet (Chấm Công)
Odoo HelpDesk (Chăm Sóc Khách Hàng)
Odoo Recruitment (Tuyển Dụng)
Odoo Appraisals (Đánh giá nhân sự)
Odoo Projects (Quản Lý Công Việc)
...
Kết Luận
Odoo tạo ra sân chơi mới cho chuyển đổi số doanh nghiệp. Hiện thực đó ngày càng trở nên rõ nét khi nhiều doanh nghiệp CNTT lớn ở Việt Nam chính thức thành lập trung tâm đào tạo chuyên gia Odoo, bao gồm lập trình viên và chuyên gia phân tích, thiết kế (BA).
Odoo cũng tạo ra vô số cơ hội cho sinh viên CNTT được tiếp cận ERP sớm khi còn ngồi giảng đường Đại Học. Ngày nay các sinh viên khi ra trường sẽ phải trang bị kiến thức về ERP như một mô học bắt buộc, và Odoo là cây cầu tuyệt vời để xóa nhòa khoảng cách giữa giấc mơ và hiện thực.