Tâm lý FOMO và 3 sai lầm doanh nghiệp Việt mắc phải khi chuyển đổi số
Các chuyên gia đã chỉ ra những sai lầm phổ biến mà nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam thường gặp phải trong quá trình chuyển đổi số.

Ngày thứ hai trong khuôn khổ Chương trình Đại hội Sales và Marketing toàn quốc VSMCamp và Hội nghị cấp cao các Giám đốc Sales và Marketing CSMOSummit với chủ đề “DigitalX – Trải nghiệm số trong chiến lược Sales & Marketing”, các chuyên ra đã bàn luận về những sai lầm các doanh nghiệp ở Việt Nam thường gặp phải trong quá trình chuyển đổi số.

Theo bà Nguyễn Thị Minh Giang, Tổng Giám đốc Lãnh đạo và Văn hóa Newing, nguyên Tổng Giám đốc Mekong Capital, không ít sai lầm của các doanh nghiệp Việt gặp phải khi chuyển đổi số.y đã phải trả giá bằng rất nhiều triệu USD.

Sai lầm đầu tiên đó là đầu tư vào công nghệ khi mục tiêu kinh doanh chưa rõ ràng. “Có thể hiểu nôm na là mình chưa xác định được điểm đến, chưa vẽ xong bản đồ để xem đường đến đó như thế nào thì mình đã vội vàng chạy đi mua xe vậy đó"

Theo bà Giang, có rất nhiều doanh nghiệp đã vội vã trong quá trình chuyển đổi số. Họ bị rơi vào tâm lý FOMO, khi mà toàn bộ thị trường đều nói về chuyển đổi số. Thế là các doanh nghiệp cứ cảm thấy rằng nếu như mình không chuyển đổi số, không phát triển công nghệ, phát triển độ ngũ về công nghệ...thì đó là đang đứng ngoài cuộc chơi.

FOMO là nỗi sợ hãi mình bỏ lỡ những điều thú vị, hay ho trong cuộc sống mà người khác đang được trải nghiệm. Một nghiên cứu mô tả hiệu ứng FOMO là cảm giác lo lắng rằng mọi người xung quanh có thể có đang có những trải nghiệm hạnh phúc, vui vẻ và thú vị hơn bạn. Tâm lý lo lắng này khiến bạn luôn muốn cập nhập về hoạt động của bạn bè hoặc người khác để xem họ đang làm gì.

“Doanh nghiệp vội vàng đầu tư rất nhiều vào công nghệ, tuy nhiên mục tiêu chiến lược kinh doanh, nền tảng, quy trình, quy định lại chưa rõ ràng. Vì thế, có những doanh nghiệp chỉ trong 1 - 2 năm đã phát triển rất nhiều về mặt công nghệ nhưng cuối cùng không dùng được. Bởi vì chiến lược kinh doanh lúc thì muốn bán lẻ, lúc thì muốn bán online…”, bà Giang nói.

Do đó, bà Giang cho rằng, doanh nghiệp Việt việc đầu tiên cần phải làm trước khi chuyển đổi số là phải xác định rõ đính đến của họ là gì.

Sai lầm thứ hai ở các doanh nghiệp Việt là đầu tư vào công nghệ những không đầu tư vào đào tạo để phát triển năng lực cho đội ngũ, đặc biệt là CEO trong việc thay đổi về kiến thức, kỹ năng, tư duy…để bắt kịp những thay đổi về công nghệ.

“Người sử dụng công nghệ cần phải được trang bị những kiến thức về tư duy, kỹ năng cần thiết để điều hành tốt công nghệ số", bà Giang nói.

Ở một số doanh nghiệp, tốc độ cập nhật kiến thức, kỹ năng mới của những người đứng đầu quá nhanh. Đến khi nhìn lại thì nhận ra rằng đội ngũ nhân lực của mình không bắt kịp. Việc nâng cao trải nghiệm số hay chuyển đổi số thực ra là việc doanh nghiệp dẫn dắt sự thay đổi của cả tổ chức, việc này đòi hỏi toàn bộ đội ngũ cùng phải thay đổi. Không thể nào một cá nhân như CEO, Founder  thay đổi là có thể thành công trong chuyển đổi số.

Theo bà Giang, có một số doanh nghiệp đã phát triển rất nhanh, rất nóng nhờ chuyển đổi số. Nhưng khi gặp sự cố do hành vi của con người thì không phản ứng kịp. Lúc đó mới thay đổi toàn bộ đội ngũ lãnh đạo trong khi công nghệ đã vượt xa đôi ngũ, việc này không khác gì phải làm lại từ đầu.

Thứ ba, các doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ nhưng không đầu tư vào văn hóa doah nghiệp. “Mọi người đừng cho rằng văn hóa doanh nghiệp là teambuilding, là sinh nhật, là vui chơi… Mà văn hóa doanh nghiệp chính là hành vi của từng cá nhân trong doanh nghiệp.

Nhiều doanh nhiệp đã chuyển đổi số toàn diện về công nghệ những không biết phần quan trọng đó là văn hóa doanh nghiệp. Hai thứ này giống như phần cứng và phần mềm của một chiếc máy tính. Phần mềm và phần cứng phải thay đổi, phát triển tương xứng thì mới có thể phát huy hiệu quả tốt", bà Giang chia sẻ.

Cũng tại buổi tọa đàm, Bà Hứa Quế Lan, kiến trúc sư giải pháp phần mềm của Salesforce đã chỉ ra 3 điều kiện để một doanh nghiệp bắt đầu chuyển đổi số.

Đầu tiên cần phải biết mình đang ở đâu và chiến lược trong ít nhất 3-5 năm tới của mình là gì. Nhiều doanh nghiệp biết mình đang ở đâu, nhưng lại chỉ có chiến lược trong vòng 1-2 năm thì việc chuyển đổi số sẽ gặp khó khăn. 

Theo bà Lan, chuyển đổi số không phải là chuyện diễn ra trong chớp nhoáng, mà phải cần một chiến lược ít nhất 3-5 năm để vừa thay đổi và ứng dụng công nghệ vào công việc kinh doanh.

Điền kiện thứ hai liên quan đến yếu tố con người. Nếu là một doanh nghiệp vừa và nhỏ thì để xây dựng một đội ngũ chuyển đổi số là rất khó. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này có hai sự lựa chọn: thứ nhất là tìm những người giỏi nhất về xây dựng đội ngũ cho mình; thứ hai là tìm sự trợ giúp từ các chuyên gia.

Điều kiện thứ ba, đó là doanh nghiệp cần xác định rõ tâm lý sẵn sàng đầu tư. Quá trình chuyển đổi số có thể kéo dài và tốn kém nhiều chi phí.

“Tôi ví dụ như công nghệ máy học AI cũng mất nhiều thời gian để học hỏi và hoạt động nhuần nhuyễn. Trong quãng thời gian ấy, doanh nghiệp phải sẵn sàng tâm lý đầu tư với tâm thế “Make big best" để sẵn sàng chuyển đổi số", bà Lan nhấn mạnh.

 

Sau một năm gián đoạn, Đại hội Sales và Marketing toàn quốc VSMCamp và Hội nghị cấp cao các Giám đốc Sales và Marketing CSMOSummit trở lại vào hai ngày 18-19/11/2022, tại trường Đại học VinUni, Hà Nội, với chủ đề được coi là xu hướng rất quan trọng hiện nay: “DigitalX – Trải nghiệm số trong chiến lược Sales & Marketing”.Với nhu cầu rất lớn về khám phá xu hướng trải nghiệm số và sự ảnh hưởng của nó trong chiến lược tiếp cận và chinh phục khách hàng, nhất là sau thời gian dài ngắt kết nối, sự kiện 2 trong 1 này ước tính thu hút tới 1.500 lượt khách tham gia.


Nhựa Tiền Phong - Nâng cao quản lý cùng ODOO
Case Study về một trong những khách hàng đã triển khai thành công Odoo tại Việt Nam