Quản trị rủi ro là một cách giả định các vấn đề phát sinh và gây bất lợi cho mục tiêu và kế hoạch của chúng ta. Từ đó chuẩn bị sẵn các biện pháp thực thi tiếp ứng nếu tình huống diễn biến như giả định.
Với doanh nghiệp, khi đầu tư vào các hoạt động kinh doanh. Các mục tiêu đề ra đều mang tính dự báo. Để đạt đến các mục tiêu ấy cần có lộ trình thời gian cũng như giải pháp hợp lý. Và rủi ro là cách duy nhất các nhà đầu tư phải chấp nhận. Thậm trí cần phải đẩy rủi ro lên mức cao để từ đó có thể tận dụng cơ hội lớn.
Khái niệm Quản trị rủi ro là một khái niệm kinh điển và quan trọng trong quản trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng đang làm tốt được nó. Việc bỏ qua những nguyên tắc quản trị trong rủi ro doanh nghiệp cũng tác động đến hiệu quả kinh doanh. Hãy cùng tìm hiểu đó là những nguyên tắc nào!
1. Quản trị rủi ro là gì?
Quản trị rủi ro được định nghĩa là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học và có hệ thống. Nhằm mục đích nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa. Và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro. Thay vào đó là tìm cách biến rủi ro thành những cơ hội thành công.
2. Các loại rủi ro trong doanh nghiệp
Có 4 loại rủi ro phổ biến nhất trong doanh nghiệp:
Quản trị rủi ro tài chính
Rủi ro tài chính là những rủi ro có liên quan đến sự giảm sút về mặt tài chính. Cộng thêm rủi ro từ việc thực hiện các quyết định tài chính làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
Mục tiêu của hoạt động kinh doanh và quản trị tài chính doanh nghiệp là nhằm tối đa hóa giá trị tài sản cho chủ sở hữu. Hay nói cách khác là tối đa hóa lợi nhuận doanh nghiệp. Do vậy quản trị rủi ro tài chính là một phần tất yếu nếu muốn doanh nghiệp phát triển.
Rủi ro chiến lược
Rủi ro về chiến lược kinh doanh là rủi ro hiện tại và tương lai sẽ có thể ảnh hưởng tới lợi nhuận. Dẫn tới ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp do quyết định. Hoặc thực hiện không đúng hoặc do không thích nghi kịp với sự thay đổi của ngành.
Rủi ro về chiến lược là những rủi rõ nguồn lực bao gồm cả hữu hình lẫn vô hình. Ví như các kênh thông tin, hệ thống điều hành doanh nghiệp, mạng lưới phân phối và quy mô quản lý. Do vậy, doanh nghiệp phải đánh giá được những tác động từ bên ngoài và nội tại để hạn chế rủi ro. Như tác động của nền kinh tế, sự cạnh tranh, sự phát triển khoa học kỹ thuật, sự điều chỉnh của luật pháp….
Yếu tố tiếp thị và đảm bảo doanh nghiệp có đủ lượng khách hàng là một cách tốt nhất để đảm bảo hạn chế các rủi ro trong chiến lược kinh doanh. Sử dụng dịch vụ SEO tổng thể tại Nef Digital cũng là chiến lược tốt, chi phí hợp lý và bền vững.
Rủi ro hoạt động
Rủi ro hoạt động là một loại rủi ro chủ yếu trong nội tại doanh nghiệp. Khi các quy trình nội bộ quy định không đầy đủ hoặc có sai sót, do yếu tố con người, do các lỗi, sự cố của hệ thống. Làm tác động tiêu cực phi tài chính doanh nghiệp.
Rủi ro tuân thủ
Rủi ro tuân thủ là rủi ro mà Công ty thường xuyên phải đối mặt. Khi bản thân Công ty hoặc các Nhân viên của công ty vi phạm hoặc không tuân thủ các quy định của Pháp luật, quy định tại Điều lệ Công ty, vi phạm các Quy định nội bộ, Quy trình nghiệp vụ, Quy chế, kể cả các Quy định về Đạo đức nghề nghiệp.
3. Nguyên tắc quản trị rủi ro
Muốn việc quản trị rủi ro được hiệu quả, doanh nghiệp cần tuân thủ 5 nguyên tắc dưới đây:
Dự đoán rủi ro có thể xảy đến
Một chiến lược quản trị rủi ro phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp tăng khả năng dự đoán tương lai. Hay phát hiện sớm các mối đe dọa đến sự phất triển của doanh nghiệp. Từ đó đề ra phương án đối phó hiệu quả nhất.
Để có thể dự đoán chính xác nhất, doanh nghiệp cần có đầy đủ dữ liệu, báo cáo. Từ đó có thể tạo bảng phân tích chi tiết nhất những rủi ro có thể xảy ra.
Trước khi lập bất cứ kế hoạch gì, bạn cần phải lưu ý cả về tình hình hiện tại của công ty, và cả các tình huống có thể xảy ra trong tương lai.
Như phần đầu bài viết có nói, rủi ro luôn đi kèm với cơ hội. Nên nếu doanh nghiệp đang dự đoán đúng thì có nghĩa là có thêm một cơ hội để đảm bảo khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp của bạn.
Xác định thứ tự ưu tiên cho các loại rủi ro
Tất cả các yếu tố cấu thành trong doanh nghiệp đều có thể được đánh giá để quy về mức độ rủi ro tương ứng. Tuy nhiên, không phải tất cả các yếu tố đó đều có lợi cho doanh nghiệp của bạn.
Chính vì vậy, phương pháp thích hợp nhất là tập trung thời gian và năng lượng để xác định mức độ quan trọng của các yếu tố đó. Ở những yếu tố quan trọng nhất bạn cần tập trung để giải quyết rủi ro của nó trước.
Hãy áp dụng mô hình Ma trận việc làm trong việc giải quyết ưu tiên cho các loại rủi ro. Xác định mức độ quan trọng và cấp bách của từng loại rủi ro và giải quyết. Đây là một cách làm thông minh và đảm bảo được tính liền mạch trong công việc.
Xác định vai trò của từng thành viên
Thiết lập vai trò và trách nhiệm phù hợp với khả năng của từng thành viên trong doanh nghiệp là yếu tố cần thiết để đảm bảo quản lý rủi ro hiệu quả. Vai trò của thành viên đội ngũ không chỉ ảnh hưởng đến các quy trình của công ty mà còn cả văn hóa của công ty.
Bởi vì việc thực hiện một kế hoạch kiểm soát sẽ dễ dàng hơn nhiều khi mà tất cả các thành phần tham gia đều bị thuyết phục về tầm quan trọng của nó. Giúp đảo bảo sự thành công của doanh nghiệp.
Tuyên truyền chiến lược quản trị rủi ro
Quản trị rủi ro đúng phương pháp sẽ ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động trong doanh nghiệp. Do vậy tất cả những người liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp nên nhận thức được các biện pháp tại chỗ. Nhằm bảo vệ doanh nghiệp khỏi các sự kiện không lường trước được.
Chiến lược quản trị rủi ro nên được truyền tải rõ ràng cho cả nhân viên nói chung. Cũng như các cấp quản lý cấp cao để mọi người đều biết được tính cấp bách của vấn đề. Đồng thời xác định được nhiệm vụ của mình trong chiến lược đó.
Đầu tư công cụ hỗ trợ
Việc sử dụng những công cụ quản trị doanh nghiệp lỗi thời chính là hạn chế khả năng làm việc. Trở thành rào cản để doanh nghiệp xây dựng một chiến lược quản trị rủi ro hoàn hảo. Những công ty đi đầu trong công nghệ đã sử dụng chuyển đổi số như là một yếu tố để duy trì khả năng cạnh tranh của họ trên thị trường.
Những kiến thức tổng quan về Quản trị rủi ro đã được tổng hợp tương đối đầy đủ. Đây chắc chắn rất bổ ích dành cho các cá nhân và doanh nghiệp bạn. Chúc các bạn thành công!
Theo Nef Digital