Monozukuri là từ ghép tiếng Nhật, trong đó “mono” là sản phẩm , và “zukuri” là quá trình tạo ra sản phẩm. Monozukuri là đặc trưng của tinh thần Nhật, đòi hỏi tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của khách hàng với niềm tự hào tiêu chuẩn Nhật.
3 tiêu chí của Monozukuri:
Monozukuri được thể hiện qua hệ tiêu chí : sản xuất chuyên nghiệp, quy trình hiện đại, và đáp ứng các tiêu chuẩn ở mức độ cao nhất. Thông qua triết lý Monozukuri, các công cụ như 5S (Sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ, săn sóc, sẵn sàng) hay QCD (kiểm soát chất lượng) giúp Doanh nghiệp đảm bảo được chất lượng sản phẩm cao nhất, hiệu suất sản xuất được tốt nhất và đảm bảo an toàn lao động cho nhân viên.
Bên cạnh đó, Monozukuri còn dựa trên tiêu chí cải tiến liên tục và sáng tạo. Triết lý Kaizen – cải tiến không ngừng là tiêu chí nền tảng cho sự cải tiến này. Kaizen không phải là cách thức tạo ra một sản phẩm đột phá, mà là một quá trình giúp cho sản phẩm thay đổi và cải thiện dần dần, từng bước chuyển biến, mỗi ngày một tốt hơn. Kaizen không chỉ ứng dụng trong sản phẩm, mà còn ứng dụng trong quy trinh sản xuất, trong phương pháp quản lý, quản trị, tạo ra một công ty có nền tảng vững mạnh và phát triển không ngừng.
Thông qua Kaizen, Monozukuri còn hướng đến triết lý con người, tiêu chí đề cao khả năng và trí tuệ con người. Mỗi người lao động là một nghệ nhân, một chuyên gia giúp tạo ra những sản phẩm tốt nhất với mục tiêu khiến cho khách hàng hài lòng.
Bài học từ Nhật Bản
Nhờ hệ tiêu chí này, Monozukuri đã được ứng dụng rất thành công trong các doanh nghiệp Nhật Bản, mà tiêu biểu là thương hiệu Toyota. Công ty nay đã tạo ra một môi trường làm việc chuyên nghiệp, thúc đẩy tinh sáng tạo và nỗ lực của con người. Mục tiêu của Toyota hướng đến chuẩn hóa năng lực nhân viên, tối ưu hóa quy trình sản xuất và cải tiến không ngừng. Theo ông Yoshihisa Maruta – tổng giám đốc Toyota Việt Nam TMV “Monozukuri được hiểu là hoạt động sản xuất. Nó luôn gắn liền với đào tạo con người. Các sản phẩm không chỉ được làm ra bằng máy móc, mà được làm ra bởi chính bàn tay. Vì vậy, điều quan trọng là chúng ta luôn phải phát triển những ý tưởng hữu ích và tiến hành kaizen để liên tục có những cải tiến”.
Có thể nói rằng, Monozukuri là công thức dảm bảo chất lượng của người Nhật, tạo lợi thế cạnh tranh khác biệt cho doanh nghiệp. Thành tựu của Toyota, Nissan, Matsushita (Panasonic) là bảo chứng cho việc ứng dụng thành công triết lý Monozukuri.
Ứng dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam
Ông Takano Fujii – là người có điều kiện tiếp xúc nhiều với các doanh nghiệp Việt Nam qua thời gian làm việc tại VJCC – Tp. Hồ Chính Minh nhận xét về nhân lực của Việt Nam: Vấn đề lớn nhất là là thiếu một cách nghiêm trọng đội ngũ lao động có tay nghề cao, người quản lý trung gian, và người quản lý kỹ sư. Hơn nữa, ý thức của các nhà kinh doanh quản lý đội ngũ nhân lực này cũng có vấn đề. Họ được học lý thuyết tại trường đại học và tiếp thu một số kiến thức nhất định, nhưng lại thiếu kinh nghiệm năng lực thực hành/ứng dụng, đồng thời thiếu khả năng lãnh đạo, khả năng dẫn dắt để làm việc theo nhóm.
Theo các chuyên gia Nhật Bản, để Việt Nam có thể công nghiệp hóa được, cần tạo nên 3 trụ cột công nghiệp gồm: Công nghiệp hỗ trợ, nhân lực và dịch vụ hậu cần hiệu quả. Về phía Nhật, để hợp tác 2 bên cùng có lợi, muốn đề xuất đối tác Monozukuri Việt Nam thông qua việc thực hiện quy hoạch tổng thể về công nghiệp hỗ trợ và thông qua các hành động cụ thể. Nhật Bản sẽ giúp Việt Nam chuyển giao kỹ năng và công nghệ Monozukuri, và qua đào tạo về Monozukuri.
Theo ông Hatano Koji, Giám đốc sản xuất Nippon Steel Việt Nam, tinh thần cải tiến trong nhân viên cao mà vẫn chú ý những chi tiết nhỏ trong văn hóa Monozukuri đã giúp công ty chuyển đổi số thành công.
Chuyển đổi số đã mang lại hiệu quả cao cho các tổ chức vận hành, đặc biệt là giúp vượt qua những rào cản về quá trình vận hành liên tục. Theo Reuter, Nhật Bản nói chung và các doanh nghiệp cũng đã định vị chuyển đổi số là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc xác định chiến lược phát triển của mình.
Anh Nguyễn Hữu Long - giám đốc công ty tư vấn FPT Japan
Chuyên gia Nguyễn Hữu Long - giám đốc công ty tư vấn FPT Japan - cho rằng người Nhật vốn tập trung vào đảm bảo chất lượng, họ rất thận trọng trong việc lên kế hoạch. Khi đã lên kế hoạch, họ không chỉ lên kế hoạch trong vòng 1 năm, 2 năm, 3 năm mà hướng tới tầm nhìn trong vòng 5 năm hay 10 năm. Tuy nhiên, việc chuyển đổi số phải làm rất nhanh, bởi vì sau 5 năm, 10 năm thị trường đã hoàn toàn thay đổi, và chiến lược trước đó 5 năm, 10 năm cũng không còn nhiều ý nghĩa trong một thời gian dài như thế nữa.
Ông Hatano Koji - giám đốc sản xuất công ty Nippon Steel Việt Nam chia sẻ: do thị trường của công ty có những biến động dữ dội, nên mục đích là phải xây dựng được một hệ thống giúp đối ứng thật linh hoạt với những biến động đó. Trong quá trình đó, nổi lên tinh thần cải thiện, cái tiến của nhân viên công ty rất cao, nhưng cũng thực hiện quản lý đến cả những chi tiết rất nhỏ, điều này là do lối suy nghĩ Monozukuricủa Nhật (Monozukuri là tinh thần tạo ra những sản phẩm chất lượng chuẩn Nhật Bản).
Ông Hatano Koji, Giám đốc sản xuất công ty Nippon Steel Việt Nam.
GS. Fujimoto Takahiro đến từ ĐH Waseda, Nhật Bản, chuyên gia trong lĩnh vực Công nghệ và Quản lý Hoạt động, Kinh tế học Sáng tạo, đã giới thiệu khái quát về hoạt động sản xuất và kinh tế của Nhật Bản, sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô và chiến lược của các công ty sản xuất hàng đầu trong lĩnh vực này từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 21.
GS. Fujumoto
GS. Fujumoto đã nhấn mạnh thiết kế và dòng chảy thông tin khi mô tả các địa điểm sản xuất và sản phẩm của ngành công nghiệp ô tô với ví dụ điển hình là Toyota qua năng lực tổ chức trong sản xuất, mô hình sản xuất tinh gọn bền vững và phương thức truyền tải thông tin thiết kế dày đặc, nhưng vẫn trôi trảy và chính xác cùng với sự kết hợp của các phương tiện công nghệ hiện đại. Qua đó, GS. Fujumoto đã cho thấy tầm quan trọng trong việc xây dựng năng lực cạnh tranh giữa các nhà sản xuất thương hiệu và các nhà cung cấp có năng lực.
Chìa khóa thành công của Nhật Bản, theo
GS. Fujumoto, đó là nhà nước đã thúc đẩy công nghệ sản xuất cốt lõi. Triết lý Monozukuri được coi là triết lý kinh doanh điển hình của người Nhật bởi nó là sự kết hợp hài hòa giữa ba yếu tố con người, kinh nghiệm kinh doanh cùng động lực tạo ra lợi thế cho các doanh nghiệp Nhật Bản trong môi trường cạnh tranh khốc liệt.