Theo các chuyên gia tâm lý, overthinking, dịch ra là hội chứng suy nghĩ quá nhiều có thể dẫn tới suy giảm trí nhớ, bệnh trầm cảm và tự kỷ.
Người mắc triệu chứng này thường lo lắng quá mức trước những sự việc rất nhỏ nhặt, lặp đi lặp lại cùng một suy nghĩ, phân tích những tình huống hoặc sự kiện đơn giản nhất dẫn đến cảm giác căng thẳng và lo lắng. Thậm chí, họ còn có thể tưởng tượng ra những tình huống tồi tệ sẽ xảy ra trong tương lai, dù điều đó rất vô lý và xác suất xảy đến rất thấp. Vậy bạn có khả năng mắc hội chứng này không? Cùng làm bài trắc nghiệm dưới đây để khám phá nhé!
1. Khi phải đối mặt với các quyết định, bạn có xu hướng sẽ:
A. Đưa ra quyết định nhanh chóng khẩn trương và dứt khoát.
B. Cần tốn chút thời gian để cân nhắc thiệt hơn trước khi quyết định.
C. Cảm thấy vô cùng khó khăn, mất khá nhiều thời gian để phân tích, cân nhắc mọi khía cạnh, hậu quả nhưng vẫn chưa thể đưa ra quyết định cuối cùng.
2. Bạn có hay hoài niệm các sự kiện hoặc các cuộc trò chuyện ở quá khứ không?
A. Rất hiếm, bạn tập trung vào hiện tại và nghĩ về các kế hoạch cho tương lai hơn.
B. Thi thoảng, nhất là nếu sự kiện trong quá khứ cực kỳ ấn tượng và không thể nào quên.
C. Thường xuyên, mỗi khi có cơ hội, bạn sẽ đắm mình hồi tưởng lại quá khứ, dù là kỷ niệm vui hay buồn.
3. Khi đối mặt với rắc rối, bạn sẽ:
A. Đối mặt trực diện và giải quyết vấn đề nhanh gọn lẹ.
B. Phân tích vấn đề từ nhiều khía cạnh, góc nhìn khác nhau trước khi hành động.
C. Cảm thấy choáng ngợp trước vấn đề và chật vật để tìm ra giải pháp.
4. Bạn có thường xuyên lo lắng khi nghĩ về tương lai không?
A. Hiếm khi, bởi bạn thích sống và tận hưởng hiện tại hơn.
B. Thỉnh thoảng, nhất là với các kế hoạch dài hạn cho tương lai.
C. Thường xuyên lo lắng, bạn còn hay tưởng tượng ra những viễn cảnh tệ nhất sẽ đến và lo lắng mọi chuyện sẽ đi sai hướng, không như mong đợi.
5. Khi bị người khác phê bình hay đưa ra nhận xét không tốt lắm, bạn sẽ có phản ứng gì?
A. Đón nhận một cách bình tĩnh và coi đó như cơ hội để cải thiện bản thân, có thể không làm theo, nói chung là tôi không quá quan tâm người khác nghĩ hay nói gì về mình.
B. Suy ngẫm rất nhiều về những gì họ nói và sẽ phân tích xem ngụ ý của họ là gì.
C. Cực kỳ nhạy cảm với những lời chỉ trích, cảm thấy khó chịu và hay nghĩ về những lời nói đó trong một thời gian dài.
6. Bạn có hay tự nghĩ ra các kịch bản trong tương lai và tưởng tượng ra kết quả của những tình huống đó dù chưa chắc chúng xảy ra không?
A. Rất hiếm, bạn chẳng muốn suy nghĩ gì nhiều, mai ăn gì còn chưa biết nữa là nghĩ xa xôi!
B. Thỉnh thoảng, nhất là khi nếu đó là tình huống nghiêm trọng.
C. Rất thường xuyên, bạn không thể ngừng suy nghĩ và tưởng tượng về mọi thứ, dù chưa chắc nó sẽ xảy ra.
7. Khi lên kế hoạch, bạn sẽ:
A. Hiếm khi lên kế hoạch chi tiết, chỉ làm qua loa rồi vừa làm vừa tính.
B. Lên kế hoạch chi tiết cụ thể từng bước một, luôn có phương án dự phòng.
C. Lúc nào cũng mất rất nhiều thời gian để lên kế hoạch do hay nghi ngờ bản thân và các tác động xung quanh.
8. Bạn đã từng rơi vào trạng thái "tê liệt phân tích" (Analysis paralysis), khó đưa ra quyết định do suy nghĩ quá nhiều không? Bạn trở nên nghiêm trọng hóa vấn đề?
A. Hầu như không, bạn tự tin vào sự độc lập của mình và thường tự mình đưa ra quyết định, chẳng bao giờ tự làm khó bản thân.
B. Thỉnh thoảng, nếu gặp phải tình huống có quá nhiều sự lựa chọn phức tạp.
C. Rất thường xuyên, bạn bị rối loạn bởi suy nghĩ quá nhiều.
9. Nếu rơi vào hoàn cảnh mất phương hướng, vô định và không chắc chắn về một kế hoạch nào đó, bạn sẽ:
A. Đón nhận kết quả dù có ra sao như một phần tự nhiên của cuộc sống và tiếp tục dấn thân thực hiện.
B. Tự tìm kiếm thêm thông tin và sự đảm bảo từ các dữ liệu, con số, kết luận chính xác trước khi thực hiện.
C. Cảm thấy hoảng sợ, lo lắng và liên tục nghĩ ra những viễn cảnh tồi tệ nhất, cần tới sự trấn an hoặc lời khuyên từ người khác.
10. Bạn có thường xuyên tự đắm mình trong việc suy nghĩ, gần như không thể ngừng suy nghĩ không?
A. Gần như không, bạn luôn có cách để giải khuây và vui vẻ, chẳng phải nghĩ nhiều làm gì cho mệt óc. Cái gì khó quá thì bỏ qua!
B. Thỉnh thoảng, nhất là nếu đang gặp chuyện khó khăn, bị áp lực hay stress về công việc, gia đình.
C. Rất thường xuyên, tâm trí của bạn gần như không thể ngừng suy nghĩ, luôn trong trạng thái hoạt động và căng thẳng, lo lắng, dù bạn thực sự không muốn như vậy.
Cách tính điểm để xem kết quả:
Câu A = 0 điểm
Câu B = 1 điểm
Câu C = 2 điểm
Cứ chọn một đáp án thì lấy điểm tương ứng như trên, trả lời hết mười câu thì cộng điểm lại. Tổng điểm của bạn nằm trong khoảng nào dưới đây, bấm vào khung điểm để xem kết quả!
Từ 7 điểm trở xuốngChúc mừng nhé! Bạn không phải người overthinking |
Từ 8 - 14 điểmBạn có chút overthinking, nhưng không nghiêm trọng |
Từ 15 điểm trở lênBạn thực sự là người overthinking nặng |
Nguồn: vnexpress