Luật Brook và thuật ngữ "ramp-up"​
Quy tắc Brooks (Brooks’ Law) khá nổi tiếng cho rằng trong việc phát triển phần mềm, thêm người vào dự án khi nó bị trễ hạn sẽ càng làm cho nó bị trễ hạn nhiều hơn

Thuật ngữ “ramp-up” xuất phát từ quyển sách nổi tiếng về quản lý dự án phát triển phần mềm “The Mythical Man-month” của Fred Brooks. Trong quyển sách này, có 1 kết luận nổi tiếng đã được gọi là “Brooks’s law”:  Thêm người vào 1 dự án đã trễ sẽ làm dự án trễ thêm (adding manpower to a late software project makes it later)

Quy tắc Brooks (Brooks’ Law) khá nổi tiếng cho rằng trong việc phát triển phần mềm, thêm người vào dự án khi nó bị trễ hạn sẽ càng làm cho nó bị trễ hạn nhiều hơn. Một cách nói khác của quy tắc là “chín người đàn bà cũng không thể tạo ra một em bé trong vòng một tháng”

Tạm thời ta chưa phân tích về các yếu tố mà Brooks đã dựa vào để đưa ra kết luận đó, nhưng trong đó có 1 yếu tố chính là thời gian ramp-up .

Ramp-up time là thời gian cần để những người mới thêm vào dự án có thể bắt đầu làm việc hiệu quả.

Gia nhập một nhóm phát triển phần mềm cũng có nét gì đó giống như di chuyển sang 1 quốc gia khác để bắt đầu công việc mới. Người mới vào sẽ có rất nhiều để học về công việc, về phong tục địa phương, và đôi khi cả một ngôn ngữ mới.

Chính vì vậy, người mới đến thường được xem là không hiệu quả (non-productive) hoặc thậm chí là phản hiệu quả (counter-productive), bởi vì hầu như họ chưa thể đóng góp gì cho dự án trong ngày một, ngày hai; và có thể cần một vài thành viên kỳ cựu (senior member) ở vai trò người hỗ trợ (supporter) hoặc/và người hướng dẫn (mentor) .

Một quyển sách khác cũng khá nổi tiếng về công nghệ phần mềm là Peopleware có giải thích thêm về thời gian ramp-up, có thể gọi cách khác là thời gian để “bring up to the speed” , hoặc là để “retooling” .

Phạm Đình Trường, TIGO Solutions


Mất kiểm soát phạm vi dự án (Scope Creep) và hiệu ứng quả cầu tuyết (snowball)
Scope Creep: “cơn ác mộng” của mọi quản lý dự án