Hợp đồng Retainer là gì? Áp dụng trong tư vấn pháp lý

1. Hợp đồng Retainer là gì?

Hợp đồng Retainer (Retainer Contract hoặc Retainer Service) được xem là hợp đồng thuê ngoài (work-for-hire). Là sự kết hợp giữa hợp đồng dịch vụ và hợp đồng lao động. Mục đích của hợp đồng này là để đảm bảo người cung ứng dịch vụ phải dành thời gian và công sức khi khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ. Retainer được biết đến phổ biến nhất ở lĩnh vực pháp lý.  

Thông thường, luật sư tư vấn tính theo giờ, theo vụ việc hoặc tư vấn thường xuyên theo hợp đồng Retainer. Tuy nhiên, hoạt động của khách hàng là không giống nhau, vấn đề pháp lý nảy sinh cũng sẽ khác nhau. Như vậy, việc ký trước từng hợp đồng tương ứng với từng dịch vụ riêng lẻ sẽ không hiệu quả.

Ví dụ như tư vấn về thanh tra thuế; giải quyết mâu thuẫn với người lao động; đại diện tranh tụng về hợp đồng tại tòa;… thì một hợp đồng dịch vụ riêng lẻ sẽ không bao quát hết mọi vấn đề có khả năng phát sinh, làm lãng phí thời gian và chi phí cho khách hàng. Trong trường hợp này, Retainer là lựa chọn sáng giá nhất.  

Thông thường hợp đồng Retainer cho phép công ty được giải đáp thắc mắc về pháp lý, tư vấn, hỗ trợ thực hiện thủ tục pháp lý liên quan đến hoạt động của công ty. Về mặt thời gian thì Retainer không có giới hạn đáng kể. Người tư vấn đảm bảo dành thời gian cho công ty bất cứ khi nào có nhu cầu. Chi phí chi trả theo hợp đồng Retainer sẽ không đổi theo tháng hoặc theo quý, năm.    

2. Điểm mạnh và hạn chế của hợp đồng Retainer 

Điểm mạnh của hợp đồng Retainer:

  • Điểm mạnh lớn nhất của Retainer là nó cung cấp sự hiện diện của một nhân viên. Nhưng Retainer lại không làm khách hàng “đau đầu” với những vấn đề thường gặp ở nhân viên. Theo đó, Retainer không yêu cầu thăng chức, đòi hỏi phúc lợi, bảo hiểm xã hội, đình công, không ốm đau, nghỉ việc riêng.
  • Thứ hai, Retainer tập hợp những người có năng lực và kinh nghiệm cùng tìm ra giải pháp tối ưu cho khách hàng.
  • Thứ ba, Retainer trung thành với lợi ích của khách hàng. Nó chỉ tập trung vào một chuyên môn duy nhất, đồng hành xuyên suốt quá trình phát triển của công ty. Từ đây, Retainer có thể đại diện tranh tụng tại tòa án cho hoạt động của công ty mà họ theo sát từ đầu đến cuối. Từ đó giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí và thời gian.  

Hạn chế của Retainer

Tuy nhiên, Retainer cũng có một số hạn chế nhất định.

  • Thứ nhất, mức phí còn khá cao so với công ty nhỏ và vừa, hay công ty khởi nghiệp chưa có nguồn tài chính mạnh.
  • Thứ hai, Retainer có khả năng tư vấn cho khách hàng là các công ty cạnh tranh trên cùng một lĩnh vực. Tuy nhiên, nguy cơ xung đột lợi ích sẽ không xảy ra. Do người tư vấn phải tuân thủ luật Luật sư và Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề Luật sư. Đó là không cung cấp dịch vụ pháp lý cho những khách hàng có quyền lợi đối lập nhau.  

3. Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng Retainer? 

Retainer 

Nhân viên pháp chế 

Tập hợp nhiều người, có chuyên môn và kinh nghiệm trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Tùy công ty, thường từ 01-03 nhân viên 
Năng suất làm việc tối đa không giới hạn. Năng suất làm việc không vượt quá số lượng nhân viên.  
Chi phí thấp hơn chi phí trả cho 02 nhân viên. Nhưng có sự phục vụ của toàn bộ tổ chức tư vấn. Chi phí trả cho một nhân viên nhân lên với số lượng tương ứng. 
Chất lượng đã được kiểm chứng. Nhân viên trẻ thường thiếu kinh nghiệm, nhân viên có kinh nghiệm đòi hỏi mức lương và phúc lợi cao. 
Cam kết ổn định phí Retainer trong một khoản thời gian nhất định  Tăng kinh nghiệm ở nhân viên thường đi kèm với việc tăng lương  
Công việc liên tục, không bị gián đoạn, dữ liệu về công ty được duy trì.  Khi nhân viên nghỉ việc mất nhiều thời gian để bàn giao.
Làm việc độc lập, khách quan, vận hành liên tục qua teamwork. Công việc có thể bị gián đoạn khi nhân viên nghỉ ốm đau, thai sản, nghỉ việc riêng. 
Không đòi hỏi phúc lợi, tiết kiệm nguồn lực quản lý, huấn luyện, đào tạo nhân sự, tự chịu trách nhiệm nâng cao năng lực, bồi dưỡng chuyên môn.Quản lý, huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn để nhân viên nâng cao năng lực. 
Trong tố tụng: có hiểu biết nhất định về hoạt động của công ty, nắm bắt nhanh diễn biến vụ việc. Trực tiếp thực hiện công việc đòi hỏi nghiệp vụ luật sư (như đại diện tranh tụng). Phí tranh tụng có nhiều ưu đãi.   Trong tố tụng: Nhân viên là luật sư thì công ty phải chi trả lương rất cao. Nếu không phải luật sư thì nhân viên không thể tranh tụng tại tòa. Công ty sử dụng luật sư thuê ngoài sẽ mất thời gian trao đổi tài liệu, chi phí cao.  

Nguồn: finchlaw.com.vn



Mô hình Keiretsu là gì? Vai trò Keiretsu đối với phát triển doanh nghiệp và tập đoàn ở Nhật Bản sau thế chiến 2
Mô hình Keiretsu là một thuật ngữ của Nhật Bản, chỉ kiểu mạng lưới kinh doanh được tạo thành từ các công ty khác nhau, bao gồm nhà sản xuất, đối tác chuỗi cung ứng, nhà phân phối và đôi khi là cả công ty tài chính (ngân hang).