Phần mềm ERP cho ngân hàng có gì đặc biệt?
Ngân hàng nên triển khai ERP nếu muốn quản lý hoạt động một cách hiệu quả. Bằng việc tối ưu hóa quy trình, cung cấp báo cáo tài chính chính xác, cải thiện dịch vụ khách hàng và giảm chi phí, ERP sẽ là giải pháp hiệu quả giúp ngân hàng duy trì sự cạnh tranh và đạt được thành công lâu dài.

Ngân hàng là một trong những lĩnh vực chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Các chi nhánh ngân hàng luôn đặt ra yêu cầu rất cao về bảo mật và sự hiệu quả, hợp lý trong quy trình làm việc để ngăn ngừa những sai sót tiềm tàng dù là nhỏ nhất.

Khi triển khai phần mềm ERP cho ngân hàng, cần phải xác định một cách rõ ràng về các yêu cầu và tính năng để có thể chọn được sản phẩm phù hợp nhất.

Những đặc trưng của phần mềm ERP cho ngân hàng

Cách thức hoạt động của phần mềm ERP về bản chất là một hệ thống thông tin để lưu trữ và xử lý các gói dữ liệu lớn, quan trọng của công ty. Do đó, phần mềm ERP cho ngành ngân hàng tập trung vào giải quyết các quy trình chính như giao dịch tài chính, bảo vệ thông tin nhạy cảm của khách hàng, kết nối các phòng ban,...

Cần lưu ý là một giải pháp ERP như thế không thể xử lý tất cả mọi tác vụ kinh doanh vì điều này dẫn đến chi phí cao và việc thực hiện rất khó khăn. Vì vậy, bạn chỉ nên xác định những mục tiêu thiết yếu nhất khi xây dựng hệ thống ERP của mình. 

Các tổ chức tài chính và ngân hàng đã sử dụng phần mềm ERP từ đầu những năm 2000. Hiện nay, xu hướng chung của các ngân hàng là dùng một hệ thống cơ bản đi kèm với các module tuỳ chỉnh, tập trung vào việc kinh doanh cốt lõi, giải quyết các nhu cầu về bảo mật, xử lý dữ liệu và kiểm soát dòng tiền. Các hoạt động ngân hàng liên quan đến khách hàng như tiền gửi/tín dụng, giao dịch tiền mặt và dòng tiền kỹ thuật số, tất cả đều cần đến phần mềm quản lý. Và không thể có lỗi dù là nhỏ nhất!

Phần mềm ERP cho ngân hàng cần những gì?

Khi nói đến phần mềm cho ngân hàng, cần đề cập đến 2 thứ: Các tính năng liên thông và module

Các tính năng liên thông

Đó là các tính năng cần thiết của một phần mềm ERP cho ngân hàng, bao gồm:

Khả năng tích hợp: Một cơ sở dữ liệu thống nhất và hệ sinh thái công việc cần tích hợp tất cả các quy trình kinh doanh cốt lõi bên trong nó bất kể mức độ phức tạp của công ty. Nhờ thế, ERP giúp các ngân hàng lớn thu thập dữ liệu có giá trị rồi sau đó việc xử lý và phân tích tiếp theo được đơn giản hóa.

Sự thống nhất: Tương ứng, các phần mềm hoặc web ERP cho ngân hàng cần làm việc trơn tru với các ứng dụng khác nhau. Lý tưởng nhất là, mỗi chi nhánh ngân hàng có thể truy cập nhanh vào hệ thống ERP toàn cầu, để các quản lý quốc gia hay quản lý vùng dễ dàng hơn trong việc theo dõi hiệu suất công việc.

Thời gian thực: Sự thay đổi nhanh chóng của lĩnh vực tài chính đòi hỏi phản ứng nhanh nhạy không kém từ các tổ chức và ngân hàng. Trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, các ngân hàng có động thái nhanh chóng hơn đã cắt giảm được những khoản lỗ khổng lồ trong khi những ngân hàng chậm chạp thì phải chịu cảnh bị suy sụp hoàn toàn.

Ngoài ra, cách tiếp cận truyền thống nhất đối với ERP cho ngành ngân hàng đó là cần có các giải pháp sao chép bất cứ lúc nào. Các nhà cung cấp thích tạo ra các hệ thống phổ quát phù hợp cho số đông, đi kèm là các tùy chọn và tiện ích mở rộng khác nhau. Do đó, một phần mềm ERP có thể sao chép được sẽ rất thuận tiện vì nó cho phép tích hợp các giải pháp khác nhau.

Các phân hệ ERP (module)

Bất kể bạn chọn loại phần mềm ERP nào (nguyên bản hoặc tùy chỉnh), bạn sẽ nhận được một hệ thống bao gồm một số module. Thông thường, phần mềm ERP cho ngành ngân hàng cũng có các phần như thế này. Một số trong đó là cốt lõi và bắt buộc trong khi một số khác bạn có thể bật hoặc tắt độc lập. ERP truyền thống được chia như sau:

Phần cốt lõi: Một framework đóng vai trò như một nền tảng cho các phần mở rộng. Nó cũng bao gồm API, mã và các phương thức xử lý dữ liệu.

Phần chức năng: Các công cụ cơ bản cần thiết cho tất cả các công ty. Phần này không thể bị vô hiệu hóa trong hệ thống, khác với các phần chuyên biệt hơn.

Trên một nền tảng có các module. Trước đây, ERP cho ngành ngân hàng có rất nhiều công cụ bao gồm CRM, PPM, PLM, v.v. 


Ngày nay, chúng đã chuyển thành các giải pháp riêng biệt được tích hợp và tính chi phí riêng. Do đó, phần mềm ERP hiện đại bao gồm nhiều quy trình và tác vụ nội bộ hơn là giao tiếp với các đối tác. Các module được chia thành các phần như sau:

Tài chính: Các ngân hàng quan tâm đến sổ cái, tài khoản ghi nợ và tín dụng, công cụ để quản lý dòng tiền, thanh khoản, đầu tư và rủi ro.

Nhân viên: Danh mục này khá phổ biến đối với bất kỳ công ty nào vì nó tạo điều kiện cho việc tuyển dụng nhân viên, đào tạo, đánh giá và khen thưởng.

Điều hành hoạt động: Đây là phần có giá trị nhất vì nó là nền tảng của việc cung cấp các dịch vụ cốt lõi. Các ngân hàng cần quy trình sản xuất, lập kế hoạch và phân phối kinh doanh thích hợp.

Ngoài sự phân loại này, các thành phần ERP nói chung có thể được sử dụng nội bộ (được thiết kế cho nhân viên: kế toán, sản xuất) hoặc sử dụng ngoài phạm vi doanh nghiệp (được thiết kế cho khách hàng: CMS, hồ sơ cá nhân). Cuối cùng, có những sự kết nối và tương tác giữa các hệ thống ERP và phi ERP được sử dụng trong doanh nghiệp.


Kết nối ERP với ngân hàng: Những lợi ích nào dành cho doanh nghiệp?

Trước đây, doanh nghiệp thường gặp khó khăn khi sử dụng phần mềm quản lý tách biệt với các ứng dụng ngân hàng. Hiểu được điều này, các ngân hàng đã triển khai dịch vụ kết nối hệ thống ngân hàng điện tử với phần mềm quản lý nội bộ của doanh nghiệp, được gọi là kết nối ERP với ngân hàng.


Giúp doanh nghiệp theo dõi thông tin hành chính, nhân sự, tiền lương

Đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn, có nhiều chi nhánh ở các khu vực khác nhau thì việc quản lý nhân sự, tiền lương, phúc lợi,…cũng trở thành một vấn đề lớn.. Và hệ thống ERP sẽ giúp người đứng đầu doanh nghiệp quản lý hoạt động một cách dễ dàng, hiệu quả hơn.

Nhờ ERP mà bên nhân sự có thể quản lý sát sao giờ làm việc, giờ ra về và đánh giá hiệu quả công việc của từng nhân viên ở các bộ phận, nhiều chi nhánh và khu vực khác nhau. Nhân viên cũng vui hơn khi công ty có thể trả lương cho họ đúng thời gian hơn.


Tạo ra sự gắn kết chặt chẽ hơn giữa ngân hàng và doanh nghiệp

Khi thực hiện kết nối ngân hàng với hệ thống ERP, khách hàng doanh nghiệp có cơ hội được hưởng các chương trình ưu đãi đến từ ngân hàng đã kết nối, từ đó tạo ra sự gắn kết chặt chẽ hơn giữa ngân hàng và doanh nghiệp: miễn phí kết nối, miễn phí chuyển tiền, giao dịch với chi phí 0 đồng,...

Tối ưu hoá hoạt động doanh nghiệp

Doanh nghiệp có thể thao tác trực tiếp trên phần mềm kế toán các chức năng của ngân hàng như: chuyển tiền trực tuyến, tra cứu số dư tài khoản, tra cứu lịch sử giao dịch,...giúp công tác hạch toán kế toán được tự động hóa, tiết giảm thời gian tác nghiệp thủ công.

Kết Luận

ERP đang ngày càng được các doanh nghiệp lựa chọn để quản lý hoạt động trong công ty. Mặc dù là hệ thống giải pháp quản lý đa chức năng, tuy nhiên việc tách biệt với các ứng dụng ngân hàng cũng khiến người dùng gặp nhiều khó khăn trong quá trình sử dụng, đặc biệt là các kế toán viên.

Để khắc phục tình trạng này, các ngân hàng đã kết hợp cùng với các công ty cung cấp phần mềm ERP cho ra mắt dịch vụ tích hợp ngân hàng số trên nền tảng quản trị tổng thể doanh nghiệp. Mục tiêu là mang lại một giải pháp quản lý tài chính toàn diện dành cho các doanh nghiệp.

Tổng hợp từ Internet


Data Lifecycle Management (DLM) là gì?
Dữ liệu hiện nay là tài sản quan trọng nhất của hầu hết các tổ chức nên việc vi phạm, không tuân thủ, xử lý sai hoặc mất dữ liệu có thể sẽ gây ra sự gián đoạn trong nhiều lĩnh vực hoạt động. Để giảm thiểu những rủi ro này, bạn sẽ cần hiểu rõ vòng đời sinh ra, hình thành, sử dụng và phá hủy của dữ liệu (Data Lifecycle Management - DLM).