Gamification là gì?
Gamification ứng dụng vào nhiều lĩnh vực như: học trực tuyến, quản trị nhân sự, marketing, văn hóa doanh nghiệp hay thậm chỉ cải thiện sự nhàm chán trong các hoạt động tương tác trên phần mềm kế toán luôn đầy ắp con số khô khan. Gamification làm tăng năng suất và hiệu quả, vậy Gamification là gì?

Khái niệm cơ bản về Gamification 

Trong vòng 1-2 năm trở lại đây, Gamification đã và đang trở thành một “buzz-words” trong nhiều lĩnh vực khác nhau như marketing, product design, software product development, thậm chí trong cả quản lý và điều hành doanh nghiệp (Enterprise Game). 


Gamification hay còn được gọi là “game hóa”, là ứng dụng một cách thực tế những cơ chế của game vào hoạt động marketing, giáo dục hoặc quản trị. Việc vận dụng khéo léo các cơ chế của một trò chơi như hệ thống nhiệm vụ, may mắn, sự tiến triển, thành quả đạt được,… sẽ giúp cho khách hàng cảm thấy thú vị, thu hút từ đó giúp thương hiệu của bạn khắc sâu vào tâm trí khách hàng (Mind of customer).

Cách đây hơn 1 thế kỷ, một môn cờ ra đời làm khuyấy đảo các thế hệ trẻ có tên là "cờ tỷ phú" (Monopoly). Môn thể thao trí tuệ này vẫn thịnh hành cho đến tận ngày nay. Đó chính là tiền thân của gamification.


Vậy tóm lại Gamification là gì? Nói một cách đơn giản, Gamification là việc ứng dụng các thành phần của Game (Game’s elements) vào trong các lĩnh vực khác bên ngoài Game industry. Cụ thể hơn, việc áp dụng các lý thuyết thiết kế Game vào thiết kế phần mềm, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, marketing với mục tiêu mang lại lợi ích tích cực như khuyến khích khách hàng tiêu dùng, gắn kết người dùng với các ứng dụng phần mềm cũng như các website hay các mobile app.v.v…


Từ trước tới nay, nhắc tới Game, nhiều người cho rằng đó là 1 ngành công nghiệp gây lãng phí thời gian, gây ra lối sống lệch lạc cho giới trẻ về thời gian, tác phong sinh hoạt… và không ít người trong chúng ta đặt ra các câu hỏi rằng tại sao vẫn nhiều người già/ trẻ đang ngày đêm cắm cúi “cày game” chăm chỉ đến vậy? có gì cuốn hút? và làm sao để người dùng/khách hàng có thể gắn kết với 1 website? 1 sản phẩm phần mềm (web/mobile app) hay 1 thương hiệu như là họ đang “nghiện game” vậy?


Có lẽ chúng ta nên bắt đầu bằng một thực tế là con người luôn có mong muốn vui vẻ và tham gia vào các cuộc chơi. Chính vì vậy, nếu một sản phẩm phần mềm được làm ra chỉ với những tính năng phục vụ business thì người dùng sẽ chỉ sử dụng nó khi người ta cần, hoặc khi người ta “buộc phải làm việc” với ứng dụng phần mềm đó. Ngược lại, nếu các chương trình phần mềm máy tính, mobile app, các chương trình marketing có cơ chế khuyến khích, lôi kéo khách hàng tham gia và gắn bó lâu dài thì người dùng sẽ dành nhiều thời gian để tham gia với sự hứng khởi và tần suất đều đặn.  

Như vậy, mục đích của Gamification khá rõ ràng, với một số tiêu chí căn bản như sau:

  • Gắn kết với người dùng, khách hàng tốt hơn (engagement)
  • Khiến khách hàng/người dùng dành nhiều thời gian hơn với các ứng dụng phần mềm, đặc biệt là các ứng dụng mobile app.
  • Tạo ra động lực kích thích người dùng tham gia vào hoạt động của các chương trình marketing, các website, ứng dụng mobile như một phần trong cuộc sống của họ thông qua các mô thức tâm lý học hành vi.
  • Tạo ra thị trường mới với những tiêu chí cạnh tranh, cuốn hút khách hàng tiêu dùng, người dùng sản phẩm phần mềm cũng như xây dựng một môi trường văn hóa doanh nghiệp với động lực thúc đẩy nhân viên hoàn toàn mới mẻ.

Nghe qua có vẻ như chúng ta thấy Gamification đang tận dụng các mặt tốt của Game để áp dụng trong các lĩnh vực khác nhằm mục đích “điều khiển” người dùng cũng như khách hàng mục tiêu? Rất có thể như vậy nếu người áp dụng Gamification nhằm mục đích lôi kéo và điều hướng hành vi mọi người để đạt mục đích lợi nhuận. Tuy nhiên, có một điều mà dường như chúng ta ít để ý rằng: hàng ngày mỗi chúng ta đều đã và đang tham gia vào “trò chơi” của xã hội xung quanh. Đó có thể là chương trình khách hàng thân thiết (loyalty system) ra đời từ thập niên 1980, hoặc có thể là tích điểm theo từng chặng bay của Vietnam Airlines, tích điểm thẻ thành viên Megastar, v.v….

Áp dụng Gamification là điều cần thiết bởi tính khả dụng cũng như độ phổ quá rộng rãi của nó. Khi bạn thiết kế 1 website hay một phần mềm mobile app, bạn có thể tận dụng các tính năng của thiết kế Game sao cho ứng dụng web/mobile app của bạn gắn kết được với người dùng lâu dài. Bên cạnh đó, vấn đề đạo đức kinh doanh cũng nên được cân nhắc khi sử dụng Gamification để đảm bảo rằng bạn không bị con dao hai lưỡi của nó làm tổn hại tới thương hiệu của doanh nghiệp trong dài hạn.

Ứng dụng tính năng Gamification trong phát triển hệ thống phần mềm

Gamification được thiết kế và tích hợp vào phần mềm nhằm làm tăng động lực làm việc trên phần mềm, thu hút người dùng tương tác nhiều hơn, tạo ra môi trường ảo nhưng hiệu quả thật!

Một thí dụ điển hình là ứng dụng gamification vào phần mềm nhân sự trên nền tảng Odoo.

Phần mềm nhân sự trong Odoo tích hợp Gamification như thế nào?

Phần mềm Gamification của Odoo đưa ra những cách đơn giản để thúc đẩy và đánh giá nhân viên tại nơi làm việc.

Mục tiêu được gán thông qua những thách thức để đánh giá và so sánh các thành viên trong nhóm với nhau. Ư
ng dụng Odoo Employees cung cấp các công cụ để thách thức các nhân viên nhằm đạt được mục tiêu cụ thể.

Bạn có thể tạo một mẫu có sẵn từ các ví dụ khác nhau và lựa chọn bất kỳ hình thức cho các thách thức, dựa trên nhu cầu của công ty bạn - như: 

  • Số lượng khách hàng tiềm năng mới;
  • Thời gian để hội đủ điều kiện một tiềm năng;
  • hoặc tổng số tiền hóa đơn trong một tuần, tháng hoặc bất kỳ khung thời gian cụ thể nào khác quản lý dựa trên sở thích của bạn.​


Tạo ra sân chơi thách thức cho nhân viên

Giải pháp Odoo Employee cung cấp một mô hình mới để tăng động lực làm việc của nhân viên. Bạn có thể tạo ra những thách thức khác nhau, thiết lập mục tiêu mà bạn muốn đạt được.

Sử dụng các biểu đồ để xem tình trạng của mỗi thách thức và sự tiến bộ của từng nhân viên - xem mẫu này có thể cho bạn câu trả lời cho tất cả câu hỏi của bạn về những thách thức.

Động lực của nhân viên 

Tính năng gamification khuyến khích nhân viên có được kết quả tốt hơn. Gamification thúc đẩy nhân viên theo cách đơn giản và sáng tạo, do vậy làm tăng hiệu quả công việc kinh doanh.

Hệ thống khen thưởng thành tích của nhân viên

Đối với những thành tích không đong đếm được, bạn có thể cấp cho họ phù hiệu (badge) khác nhau.


Đối với những thành tích không có con số cụ thể, bạn có thể khen thưởng nhân viên bằng những huy hiệu. 

Chỉđơn giản hiển thị thông điệp "cảm ơn" với một thành tích đặc biệt, một huy hiệu... là một cách dễ dàng để bày tỏ lòng biết ơn đến các nhân viên làm tốt công việc của mình.

Nguồn: abstractionhub.com và Odoo.



Định biên nhân sự là gì? Nguyên tắc và cách xây dựng định biên nhân sự hiệu quả cho doanh nghiệp
Định biên nhân sự là một bước quan trọng giúp theo dõi, lập kế hoạch nhân sự và hoạch định nguồn lực.