Được biết đến là một trong những phần mềm được nhiều doanh nghiệp yêu thích và lựa chọn nhiều nhất hiện nay, phần mềm Odoo sở hữu nhiều ưu điểm nổi trội mà nhiều phần mềm khác không có được. Odoo hay cụ thể hơn đó chính là phần mềm Odoo ERP, là giải pháp quản lý công nghệ giúp doanh nghiệp, cá nhân trong nhiều công đoạn như quản lý, vận hành cũng như tối ưu lợi nhuận một cách hiệu quả.
Được đầu tư không nhỏ về ngôn ngữ lập trình tiên tiến (ngôn ngữ Python) cùng hàng loạt lõi công nghệ mới, Odoo ERP sở hữu nhiều tính năng vượt trội, phù hợp với nhiều đối tượng người dùng khác nhau. Điều đặc biệt Odoo ERP tạo ra đó chính là kho ứng dụng tuyệt đỉnh với hàng nghìn ứng dụng (apps) đáp ứng đủ mọi nhu cầu, kể cả nhiều ngành đặc thù.
Ra đời hơn một thập kỷ và được phát triển, hoàn thiện, thay đổi liên tục với nhiều bản nâng cấp cho đến nay, Odoo ERP hiện phục vụ hàng vạn doanh nghiệp với hơn 6 triệu người dùng thường xuyên (tính đến thời điểm 01/2022). Chính điều này đã giúp Odoo ERP khẳng định vị trí của mình trên thị trường công nghệ số hiện nay.
Để quản lý doanh nghiệp vận hành hiệu quả thông qua phần mềm thì việc nắm được các bước triển khai là vô cùng quan trọng. Dưới đây là 10 bước triển khai Odoo cơ bản mà bạn nên "nằm lòng" trước khi triển khai ERP:
Bước 1: Tư vấn tiền triển khai để trước khi áp dụng phần mềm vào doanh nghiệp. Cả bên cung cấp và bên sử dụng nên trao đổi trước về những tiện ích, cách vận hành, cài đặt cùng cách sử dụng.
Bước 2: Khảo sát thực tế để nắm được nhu cầu sử dụng cũng như lựa chọn tính năng phù hợp. Việc này giúp cho doanh nghiệp tối ưu được chi phí triển khi sử dụng cũng như sử dụng được hết tài nguyên mà phần mềm cung cấp.
Bước 3: Dựa trên bước tư vấn, khảo sát và tìm hiểu trực tiếp nhu cầu, phân tích và thiết kế phần mềm với tính năng phù hợp.
Bước 4: Chốt giải pháp phần mềm phù hợp dựa trên các bước đã thực hiện.
Bước 5: Cho sử dụng thử trước khi áp dụng toàn doanh nghiệp. Việc này sẽ giúp phần mềm đảm bảo không bị lỗi trong quá trình sử dụng, cũng như không gây trở ngại cho toàn bộ doanh nghiệp khi vận hành, quản lý bằng phần mềm.
Bước 6: Sau khi chạy test, nếu thiếu sót cần lập trình bổ sung để hoàn thiện.
Bước 7: Sau khi đã xác nhận chạy thành công, sẵn sàng đưa vào vận hành doanh nghiệp thì hai bên cùng chốt phương án và xác nhận trước khi đưa vào hoạt động chính thức.
Bước 8: Nhập liệu và tương tác trên hệ thống với quy mô toàn công ty để đồng bộ dữ liệu. Di chuyển dữ liệu (data migration) từ hệ thống cũ sang hệ thống mới).
Bước 9: Bảo trì (định kỳ, chủ động...) hoặc hiệu chỉnh (customization) đối với một số lĩnh vực đặc thù.
Bước 10: Mở rộng các hệ năng theo nhu cầu thực tế của từng phòng ban. Mỗi doanh nghiệp sẽ có nhu cầu khác nhau vì vậy sự ưu tiên về các phân hệ sẽ khác nhau. Doanh nghiệp sẽ dựa trên nhu cầu quản lý phát sinh trong thực tế có giá trị sử dụng lớn, tăng hiệu quả làm việc, tăng doanh thu, giảm lãng phí...
Với những chia sẻ về các bước triển khai Odoo cùng 10 bước triển khai cơ bản, chắc hẳn bạn đọc đã bỏ túi được nhiều thông tin hữu ích rồi đúng không nào. Mong rằng những chia sẻ này là hữu ích với bạn đọc. Đừng quên theo dõi và và cập nhập thêm nhiều thông tin hữu ích khác.