Câu chuyện thứ 1: Tích hợp những nguồn lực đang có xung quanh bạn
Theo Thể thao văn hóa, một cậu bé cố gắng di chuyển một hòn đá ở trong sân. Người cha đã động viên rằng: “Con à, con cố gắng di chuyển nó đi nhé!”. Tuy nhiên hòn đá quá nặng đã khiến cho đứa trẻ chẳng thể di chuyển được. Cậu bé lúc này nói với cha của mình rằng: “Hòn đá nặng quá, con đã cố hết sức rồi”.
Lúc này người cha nói rằng: “Con đã không cố gắng hết sức mình”.
Và rất nhiều lần, chúng ta chính là cậu bé đó. Thường thì chúng ta đánh giá một việc có thể làm được hay là không phụ thuộc vào khả năng của bạn có đủ hay là không. Thực thế thì không ai quy định rằng bạn chỉ có thể sử dụng khả năng của mình để đạt được những kết quả của một việc, có nhiều người thành công không phải vì năng lực của họ mà là vì họ có thể tích hợp được nhiều nguồn lực hơn. Đó cũng chính là bài học về cách có thể tích hợp các nguồn lực ở quanh bạn.
Câu chuyện thứ 2: Người tận dụng tốt nhất “mượn lực” là Gia Cát Lượng thời Tam Quốc
Câu chuyện kể rằng: Chu Du có nói với Gia Cát Lượng rằng ông phải chế tạo cho ra 100.000 mũi tên trong thời gian 3 ngày.
Có thể thấy, đây chính là một nhiệm vụ bất khả thi nhưng tại sao Gia Cát Lượng đã vẫn đồng ý. Nếu như bạn không thể nào thực hiện nhiệm vụ thì bạn có thể mượn lực của những người khác để thực hiện.
Lúc này, Gia Cát Lượng đã nói với Tào Tháo rằng: “Ta muốn đánh bại ông, ông có thể cho ta mượn 100.000 mũi tên không?”. Dĩ nhiên là Tào Tháo không mất trí đến mức mà cho Gia Cát Lượng mượn tên để đánh mình. Nhưng sự thật là Gia Cát Lượng đã mượn được 100.000 mũi tên là nhờ Tào Tháo.
Cụ thể, vào một buổi sáng đầy sương mù, Gia Cát Lượng đã cử hàng nghìn chiếc thuyền gỗ phủ rơm giả vờ tấn công doanh trại của đối phương. Tào Tháo lúc này nhìn thấy Gia Cát Lượng thực sự liều mạng muốn giết mình nên quyết tâm bắn hạ kẻ thù trước.
Tào Tháo đã hạ lệnh tất cả cung thủ bắn vạn mũi tên nhưng mũi tên nào cũng trúng rơm của thuyền và trong thời gian chưa đầy một giờ, Gia Cát Lượng đã nhận được hơn 100.000 mũi tên từ tay của Tào Tháo. Đây cũng chính là câu chuyện thuyền rơm mượn tên vô cùng nổi tiếng ở trong lịch sử.
Câu chuyện thứ 3: Chiêu thức vận chuyển hàng triệu cuốn sách miễn phí
Được biết, thư viện Anh Quốc rất nổi tiếng ở trên thế giới với bộ sưu tập sách vô cùng phong phú. Có một lần, thư viện đã phải chuyển đổi – nghĩa là phải chuyển sách từ thư viện cũ sang thư viện mới. Mặc dù toàn bộ chi phí vận chuyển cũng không quá lớn nhưng người phụ trách lại nghĩ ra một cách vô cùng hiệu quả.
Lúc này, thư viện đã quảng cáo ở trên báo rằng: “Từ hôm nay mỗi người dân có thể mượn miễn phí 10 cuốn sách từ Thư viện Anh”. Chính vì thế mà nhiều công dân đã đổ xô đến thư viện chỉ trong thời gian vài ngày, họ đã lấy hết sạch sách ở trong thư viện. Và làm thế nào để cho người dân có thể trả lại sách sau khi đã mượn? Vui lòng hãy trả lại sách ở thư viện mới.
Thư viên thời Anh Quốc dùng cách đơn giản để vận chuyển hàng triệu cuốn sách
Cũng bằng cách này mà thư viện đã mượn sức mạnh của mọi người để có thể di chuyển toàn bộ số sách khổng lồ một cách đơn giản và tiết kiệm được chi phí tối đa.
Câu chuyện thứ 4: Con quạ ăn quả óc chó
Câu chuyện kể lại rằng, có một ngôi làng nọ trồng rất nhiều cây óc chó. Mỗi năm vào cuối thu đầu đông từng đàn quạ sẽ kéo đến đây để nhặt những quả óc chó còn sót lại ở trong vườn. Hạt óc chó tuy ngon nhưng vỏ cứng như thế thì sao mà quạ ăn được? Hóa ra thì quạ nhặt quả óc trước rồi sau đó sẽ bay lên cành cây cao rồi thả quả óc chó xuống, quả óc chó rơi xuống đất và bị đập vỡ, thế là con quạ lấy được những quả óc chó ngon hành.
Mặc dù vậy, nếu như quả óc chó đơn giản bị rơi từ trên cao xuống thì khả năng bỏ bị vỡ là rất thấp và quạ rất khó để có thể ăn hạt được. Dù vậy thì thất bại chẳng làm cho lũ quạ bận tâm. Chúng đã tìm ra một phương pháp hiệu quả hơn đó chính là gần ngôi làng có con đường núi và có nhiều ô tô đi qua.
Chim quạ lúc này đã quắp những quả óc chó và làm rơi ở trên đường và bạn xe nghiền nát quả óc chó một cách dễ dàng. Vì thế mà sau khi chiếc xe đi qua, con quạ đã nhanh chóng đáp xuống và nếm thức ăn.
Như thế, nếu như biết quan sát và khám phá đặc điểm của môi trường xung quanh của mình thì cũng có thể giúp cho chúng ta thu được kết quả gấp đôi so với công sức bỏ ra.
Con quạ cũng chỉ cần mang quả óc chó đi trên đường là có thể thưởng thức được quả óc chó một cách dễ dàng. Biết mượn sức mạnh không chỉ giới hạn giữa con người với con người mà còn có thể mượn sức mạnh từ môi trường.
Đối với những người giàu, việc kiếm tiền vốn dĩ là câu chuyện của tư duy, thay vì làm việc vất vả và họ biết tận dụng các nguồn lực ở xung quanh để có thể đạt được mục tiêu của mình một cách nhanh và hiệu quả nhất
Người giàu chẳng bao giờ làm việc nặng nên chỉ đào được một lúc rồi dừng lại mà mồ hôi vẫn đầm đìa. Đến tối thì anh ta bất đắc dĩ đem than đi bán. Số tiền mà anh ta kiếm được anh ta chỉ mua mấy cái bánh bao cứng còn lại thì giữ lại. Ngày hôm sau thì người nghèo dậy sớm và bắt đầu đào than, nhưng người giàu lại lựa chọn ra chợ. Một lúc sau người giàu đã dẫn hai người khỏe mạnh khác về và yêu cầu họ đào than còn mình ngồi giám sát.
Chỉ trong một buổi sáng mà phú ông đã sai hai người nghèo đào được mấy xe than, bán ngoài chợ và kiếm được bội tiền. Sau một tháng, người nghèo chỉ đào được một góc của núi than và dùng tiền kiếm được mỗi ngày mua đồ ăn ngon, căn bản là không còn lại chút gì.
Nhưng phú ông lại phát huy được hết tác dụng của công nhân để đào núi than, kiếm về được rất nhiều tiền, ông ta đã dùng tiền để đầu tư và lập nghiệp, chẳng bao lâu mà đã trở thành phú ông.
Câu chuyện thứ 5: Đòn bẩy hệ thống và công nghệ”
Hệ thống và cộng nghệ ngày nay chính là nhân tố làm thay xã hội chúng ta mỗi giờ, cách đây vài năm không ai trong chúng ta có thể tin là:
- Công ty taxi lớn nhất thế giới, lại không có chiếc taxi nào – là Uber,..
- Công ty bán lẻ lớn nhất thế giới, lại không có cửa hàng nào – là Amazon, Alibaba..
- Công ty liên lạc, kết nối hàng tỷ con người trên thế giới lại không sở hữu bất kỳ hạ tầng viễn thông nào – là Facebook.
- Công ty giúp con người gửi thư cho nhau mà không sở hữu hệ thống bưu điện nào, đó chính là Yahoo, Gmail...
- Công ty giúp các doanh nghiệp "chat" với nhau bằng hình ảnh đa phương tiện, đó là Skype, Slack...
Sau đây là các gợi ý giúp các doanh nghiệp có thể tìm ra đòn bẩy để cắt giảm chi phí, gia tăng lợi nhuận:
Gợi ý 1: trong doanh nghiệp sẽ có hàng nghìn công việc phải được thực hiện mỗi ngày, và phần lớn trong số đó là được làm lặp đi, lặp lại ngày qua ngày. Vậy có bao nhiêu trong số hàng nghìn công việc lặp lại đó, chúng ta có thể sử dụng hệ thống máy móc, công nghệ hay phần mềm…để thực hiện một cách tự động, thay gì vẫn phải huy động rất đông người để thực hiện mỗi ngày. Điều tuyệt vời nhất của hệ thống, máy móc đó chính là không bao giờ bị ảnh hưởng bởi tâm sinh lý như con người, một ngày có thể làm 24h và 7 ngày/tuần. Trong khi toàn bộ doanh nghiệp của bạn đang chìm vào giấc ngủ, thì hệ thống bán hàng online vẫn hoạt động hết công suất để giới thiệu sản phẩm và nhận đơn hàng từ khách hàng khắp nơi trên thế giới,…
Gợi ý 2: Giả sử bạn đang có 05 cửa hàng bán điện thoại tại Hà Nội, và sang năm bạn nhận được đầu tư từ quỹ và sẽ phải mở rộng lên trên 300 cửa hàng trên toàn quốc, chuyện gì sẽ xãy ra khi bạn có từ 30 cửa hàng trở lên ? Và làm thế nào để tất cả trên 300 cửa hàng đều có thể phục vụ cùng một chất lượng dịch vụ cho khách hàng ? Rõ ràng bạn cần có một "tư duy hệ thống" từ trên xuống dưới để ra quyết định, đặc biệt cần hiểu rõ về vai trò của hệ thống và công nghệ, doanh nghiệp của bạn không thể lớn và duy trì được sự đồng nhất về chất lượng dịch vụ nếu thiếu việc sử dụng “Đòn bẩy” hệ thống và công nghệ trong doanh nghiệp mình.
Archimedes đã từng nói: "Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nâng bổng cả Trái Đất". Chúng ta còn nhớ bài học vật lý cơ bản liên quan đến chiếc ròng rọc xoay quanh điêm tựa "Lợi vềlực, thiệt về đường đi và ngược lại, thiệt về lực nhưng lợi về đường đi". Nếu doanh nghiệp muốn đi nhanh hơn, thì sẽ phải tăng nguồn lực. Nếu doanh nghiệp muốn tối ưu nguồn lực (tiết kiệm chi phí, thu hẹp sản xuất), thì sẽ chấp nhận giảm nhịp độ tăng trưởng. Hiểu được quy tắc đó, chúng ta sẽ vận hành doanh nghiệp theo các biến động của thị trường, nhờ đó sống sót và tăng trưởng hơn sau mỗi đợt khủng hoảng.
Chúng ta hãy tìm điểm tự đòn bẩy cho doanh nghiệp để sao cho tốn ít sức lực nhất, nhưng đưa doanh nghiệp đi xa nhất có thẻ.
Chỉ có thể là “Đòn bẩy” mới có thể giúp các chủ doanh nghiệp chúng ta đạt được thành công lớn, và cũng chỉ có thể là “Đòn bẩy” mới có thể giúp các chủ doanh nghiệp đạt được 2 mục tiêu quan trọng à: “Làm ít được nhiều” và “Làm một lần, nhận được nhiều lần”.
Tổng hợp từ Internet
Via TIGO